#VOATIENGVIET
Tin tức: Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI, là một công nghệ cho phép máy móc thực hiện những công việc mà trong quá khứ chỉ dành cho con người. Mặc dù vậy, khi mà công nghệ ngày một phát triển, người ta bắt đầu tranh cãi về việc làm sao để máy móc không chỉ đưa ra quyết định, mà còn hành động dựa trên nền tảng đạo đức.

Từ việc lái một chiếc xe, chống lại bệnh tật, cho đến tạo ra những thứ con người thường xem trên internet, trí tuệ nhân tạo AI đang ngày càng tích cực thay thế con người trong việc ra quyết định, các chuyên gia tại buổi hội thảo về đạo đức trí tuệ nhân tạo tổ chức tại trường ĐH Stanford cho biết.

Tuy nhiên, họ nói rằng khi mà trí tuệ nhân tạo ngày một thông minh hơn, các nhà lập trình cần đảm bảo rằng họ cũng dạy cho máy móc cách bảo vệ những giá trị của loài người.
Nhiều người cho rằng một cách tốt để làm điều đó chính là đưa Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của LHQ vào việc lập trình trí tuệ nhân tạo.

Eileen Donahoe, Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, nói: “Chúng ta có một bộ khung những tiêu chuẩn mà chúng ta cần dựa vào, đó là hệ thống nhân quyền quốc tế hiện hành.”

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát năm 1948 đã liệt kê một loạt những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền tự do, lên án chế độ nô lệ và tra tấn.

Eileen Donahoe cho biết: “Điều đó nói lên nghĩa vụ pháp lý của các chính phủ và trách nhiệm của khu vực tư nhân trong việc bảo vệ và tôn trọng, giải quyết những vi phạm quyền con người”

Nhưng những người phản đối nói rằng công nghệ sẽ chỉ tốt hoặc xấu như những người đang lập trình ra nó. Họ nói rằng nhiều quy định hơn về lập trình AI sẽ chỉ kìm hãm sự đổi mới sáng tạo.

Những người tham dự hội thảo này không đồng ý với suy nghĩ đó.

Marietje Schaake, Cựu ủy viên Nghị viện châu Âu, phát biểu: “Những tranh cãi ngụ ý rằng đổi mới quan trọng hơn dân chủ hoặc pháp quyền, những nền tảng của chất lượng cuộc sống của chúng ta. Tôi thực sự tin rằng một số thách thức nghiêm trọng hơn đối với xã hội mở của chúng ta, nhưng đối với internet mở ngày nay, không phải xuất phát từ đó mà là theo quy định của công nghệ.”

Sự phát triển nhanh chóng của AI bởi các công ty như Google, Facebook, Yahoo và Tencent đã vượt xa quy định hiện hành, phơi bày những thách thức như tin tức giả, vi phạm quyền riêng tư, quyết định AI thiên vị và sự đe doạ của vũ khí tự động.

Các chuyên gia cho rằng cần thiết phải có một bộ khung quản lí toàn cầu nhằm đảm bảo AI hoạt động dựa trên tiêu chuẩn đạo đức. Các lãnh đạo doanh nghiệp, như cựu CEO của Google Eric Schmidt cho biết cần có thêm nhiều cuộc thảo luận.

Eric Schmidt, Giám đốc Ủy ban An ninh Quốc gia về trí tuệ nhân tạo, nói: “Về cơ bản, chúng tôi ở đây vì chúng tôi muốn có một cuộc tranh luận mở. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các hệ thống mà chúng ta đang xây dựng được dựa trên các giá trị của chúng ta, dựa trên các giá trị của con người”.

Nhưng ai sẽ quyết định giá trị con người? Các chuyên gia nói rằng bằng cách đảm bảo A.I. kết hợp những định nghĩa về quyền con người của U.N vào mọi quyết định sẽ giúp đảm bảo một tương lai an toàn.

source: https://dahek.net

Nghe thêm bài viết về Công Nghệ: https://dahek.net/category/cong-nghe

2 Replies to “Đạo đức trí tuệ nhân tạo (VOA)”

  1. Quả thật một đất nước nhiều người mơ ! Cũng một kiếp người rồi qua đi ! Mong chỉ có tiếng yêu thương ! Ko còn nghe tiếng đạn bom !

Leave a Comment